Thiết kế và Lắp đặt tủ điện công nghiệp theo yêu cầu

Solaco chuyên thiết kế và lắp đặt các loại tủ điện công nghiệp theo yêu cầu của Quý khách hàng. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện công nghiệp cần thiết kế, lắp ráp có nhiều cách làm khác nhau.

Tổng quan tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là tủ lắp các thiết bị điện công nghiệp. Giữa các thiết bị có sự kết nối với nhau bằng thanh đồng, dây điện, jump nối theo bản vẽ thiết kế. Với mục đích phân phối hoặc điều khiển theo yêu cầu riêng của từng loại tủ điện.

Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn, chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự an toàn cho con người, thiết bị và dây chuyền máy móc.

Trong tủ điện công nghiệp thường sẽ bao gồm các thiết bị thuộc nhóm dưới đây:

+ Thiết bị đóng cắt:

  • Máy cắt khí (ACB);
  • Aptomat khối (MCCB);
  • Aptomat chống giật (RCCB, RCBO);
  • Aptomat nhánh (MCB);
  • Contactor (MC);
  • Rơ le nhiệt (MT).

+ Thiết bị điều khiển:

  • Bộ điều khiển PLC;
  • Màn hình điều khiển, cài đặt, giám sát (HMI);
  • Bộ nguồn;
  • Rơ le thời gian, rơ le trung gian, rơ le chốt;
  • Bộ phao báo mức;
  • Cầu chì hạ thế;
  • Nút nhấn, đèn báo, chuyển mạch.

+ Thiết bị đo lường:

  • Biến dòng hạ thế;
  • Công tơ;
  • Đồng hồ Volt, Ampe;
  • Chuyển mạch Volt, Ampe.

+ Thiết bị bảo vệ:

  • Bộ bảo vệ quá dòng;
  • Bộ bảo vệ chạm đất;
  • Bộ bảo vệ mất pha, quá áp, thấp áp;
  • Bộ chống sét.

+ Vật tư phụ kiện khác:

  • Đồng thanh cái kết nối;
  • Công tắc nhiệt độ điều khiển quạt gió;
  • Bộ tản nhiệt, làm mát tủ (quạt gió, điều hòa);
  • Công tắc hành trình cửa, đèn chiếu sáng tủ điện;
  • Cầu đấu động lực, cầu đấu điều khiển;
  • Máng đi dây;
  • Thanh cài, gá thiết bị;
  • Nhãn tên thiết bị;
  • Dây điện;
  • Đầu cốt, dây thít, mica, ruột gà,…

Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện công nghiệp cần thiết kế, lắp ráp có nhiều cách làm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung thực hiện lắp đặt tủ điện công nghiệp đều bao gồm các bước sau

1. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết.

Nếu là tủ phân phối hạ thế thì cần xác định số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán giá trị của aptomat, dây dẫn … Các giá trị này cần phải cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết bởi sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.

2. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp. Tủ điện công nghiệp cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm. Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.

Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu.

Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp, nhưng thông dụng và đầy đủ nhất là phần mềm Cad Electric, 3D thì có Investor, SolidWork.

3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ

Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiết cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.

Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.

Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Chú ý: Vỏ tủ điện công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.

4. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ

Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:

Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).

Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)

Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.

Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện

5. Đấu dây dẫn điện

Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.

Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt.
Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn sau

6. Cấp nguồn, chạy không tải

Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Cần tìm đơn vị thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và sự trơn tru khi vận hành. solaco là đơn vị số 1 Việt Nam trong lĩnh vực tủ điện.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT SÔNG LAM
SONG LAM ENGINEERING


Trụ sở chính

Tòa nhà Kim Ánh, số 1 ngõ 78 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
0943.676.923 - info@solaco.vn


Phòng kinh doanh

D28-5, khu D Geleximco, quận Hà Đông, Hà Nội
0972.421.127 - info@solaco.vn

DỊCH VỤ

LẮP ĐẶT/ VỆ SINH BỘ TRAO ĐỔI NHIỆT

Song Lam Engineering là nhà cung cấp thiết bị, giải pháp và dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng trong các ngành dầu khí, hóa dầu, điện, nhà máy thép, F & B, xử lý nước, HVAC

LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG BƠM CÔNG NGHIỆP

Solaco với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành bơm, được biết đến là địa chỉ chuyên sửa chữa, bảo dưỡng các loại bơm công nghiệp tại miền Bắc uy tín và chất lượng.

CUNG CẤP/ LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Song Lam Engineering đơn vị chuyên thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng được các giải pháp mà các chủ đầu tư cần trong khâu triển khai hệ thống điện cho máy móc, nhà xưởng, nhà máy.